Hỗ trợ trực tuyến

luatcohieulucTừ ngày 01/01/2017, sẽ có 07 Luật bắt đầu có hiệu lực thi hành; nay KẾ TOÁN AMOD xin điểm qua một số điểm mới như sau:

1. Bãi bỏ nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016. Theo đó, ban hành Danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.

Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đơn cử:

– Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;

– Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm;

– Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

– Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

– Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

– Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, bổ sung “kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị” và “sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ ngày 01/7/2017.

Ngoài ra, “kinh doanh pháo nổ” sẽ được thêm vào Danh sách các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

2. Một số điểm mới nổi bật của Luật kế toán 2015 Luật kế toán 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2015, trong đó có một số điểm mới sau: – Quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (DVKT) như: đăng ký hành nghề DVKT; điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh DVKT; doanh nghiệp kinh doanh DVKT…

– Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp kinh doanh DVKT thành lập trước đó phải có đủ các điều kiện theo quy định của Luật kế toán 2015 để được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh DVKT.

Sau thời hạn trên, nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh DVKT.

– Cụ thể hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán, đơn cử:

+ Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, GCN đăng ký hành nghề DVKT dưới mọi hình thức.

+ Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí từ năm 2017 Ngày 25/11/2015, Quốc hội ban hành Luật phí và lệ phí 2015 thay thế Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001. Theo đó, từ ngày 01/01/2017, các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm:

– Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quy định rõ thẩm quyền miễn, giảm phí và lệ phí như sau:

– Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.

– Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, Luật cũng quy định 17 sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục 02 như: phí thủy lợi; phí chợ; phí qua đò, qua phà; phí trông giữ xe…

(Còn nữa – Đang cập nhật)

 

Thẻ: